NHÂN DÂN XÃ MAI PHỤ CUNG TIẾN 2.000 CÁI BÁNH CHƯNG TRONG NGÀY LỄ GIỔ VUA MAI HẮC ĐẾ NĂM GIÁP THÌN

Thứ tư - 28/02/2024 21:40
NHÂN DÂN XÃ MAI PHỤ CUNG TIẾN 2.000 CÁI BÁNH CHƯNG TRONG NGÀY LỄ GIỔ VUA MAI HẮC ĐẾ NĂM GIÁP THÌN
Nhân dân xã Mai Phụ cung tiến 2.000 cái bánh chưng trong ngày giỗ vua Mai Hắc Đế Sáng 21/2/2024 (tức ngày 12 tháng Giêng Âm lịch), hàng nghìn người dân tại 7 thôn của xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) thành kính cung tiến 2.000 chiếc bánh chưng dâng trong ngày giỗ lần thứ 1.301 của vua Mai Hắc Đế.
a
b
c
d
e

Vua Mai Hắc Đế, thuở thơ ấu có tên là Mai Thúc Loan, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, quê quán tại làng Mai Phụ (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Từ nhỏ, ông đã phải theo mẹ rời quê lên sống ở làng Ngọc Trừng, Hoan Châu (Nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Chứng kiến cảnh nhân dân lầm than bởi các chính sách đô hộ hà khắc, bóc lột của nhà Đường, với khát vọng giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, năm Quý Sửu 713, Mai Thúc Loan đã dựng cờ khởi nghĩa. Sau khi lật đổ bộ máy thống trị do nhà Đường thiết lập ở Hoan Châu, Mai Thúc Loan dẫn đại quân giải phóng toàn bộ Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay), rồi thẳng tiến ra đồng bằng Bắc Bộ, bao vây, tiến công, hạ thành Tống Bình (nay là Thủ đô Hà Nội). Đất nước sạch bóng ngoại xâm, Mai Thúc Loan lên ngôi Vua, xưng là Mai Hắc Đế và tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền từ triều đình Trung ương đến địa phương, ban hành nhiều chính lệnh quan trọng: Xóa bỏ sưu cao, thuế nặng do nhà Đường áp đặt cho nhân dân các châu, quận; chấm dứt mọi lễ cống nạp, ruộng làng nào, làng đó cày, ai làm người ấy hưởng. Nhân dân các châu, quận trong cả nước phấn khởi, hưởng ứng chính lệnh Vua ban. Cuộc Khởi nghĩa Hoan Châu với 10 năm độc lập (713 – 723) có ý nghĩa vô cùng to lớn; là một mốc son quan trọng trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc sau 1.000 năm Bắc thuộc. Đồng thời là bằng chứng lịch sử hùng hồn, khẳng định khát vọng độc lập tự chủ của dân tộc ta trước sự xâm lược, thống trị ngoại bang, có tác dụng cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh to lớn cho các thế hệ người dân xứ Nghệ và toàn thể dân tộc Việt Nam kế thừa và phát huy trong công cuộc đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước hàng nghìn năm qua.
f
g
h

Ngay từ sáng sớm, các thôn chuẩn bị mâm lễ, cờ trống và chọn ra những người bưng lễ cung tiến đền vua. Trên khắp các nẻo đường về đền vua Mai Hắc Đế, rực rỡ cờ hoa cùng đoàn người dâng lễ. Mỗi bánh chưng đều được dán nhãn ghi năm tổ chức lễ giỗ và tên địa phương thực hiện. Đoàn rước bánh có đủ gái trai, già trẻ của thôn. Lễ giỗ chính được diễn ra vào ngày 22/2 (tức 13 tháng Giêng), phong tục gói bánh chưng tiến Vua Mai vào ngày giỗ là hoạt động truyền thống bao đời nay của người dân Mai Phụ, nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vua Mai Hắc Đế, vị anh hùng dân tộc.
i
j
o
p
r
t
u
y
 

Tác giả: Nguyễn Thị Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đồ hành chính
Liên kết website
Albums
caa4a604326d9c3a694c0f0a700837d7.jpg 1.jpg Anh-tp-hA-tInh.jpg photo-1-1540372151054425099914.jpg tp.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây